Bảng Màu Sơn Tĩnh Điện Và Những Thông Tin Cần Biết

Bảng màu sơn tĩnh điện không còn quá xa lạ, dần thay thế cho các dòng sơn thường. Nhờ vào đặc tính mang nhiều lợi thế đi kèm bảng màu sơn đa dạng, phong phú. Sử dụng sơn tĩnh điện có thể tạo ra nhiều màu sắc độc đáo, lạ mắt mà không ảnh hưởng môi trường, sức khỏe. Chính vì thế, sơn tĩnh điện đang có hướng đi phát triển mạnh mẽ tại khu vực Việt Nam. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ ràng hơn về bảng màu của sơn tĩnh điện, các ứng dụng ngay nhé! 

1. Giải Đáp: Sơn tĩnh điện là gì?

son-tinh-dien
Sơn tĩnh điện là lớp bề mặt được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ và làm đẹp cho vật dụng

Sơn tĩnh điện hay còn được gọi với cái tên khác là sơn khô bởi tính chất sử dụng. Chất sơn này sử dụng bột sơn tĩnh điện để phủ lên đồ vật thông qua phương pháp phun sơn tĩnh điện ứng dụng nguyên lý tĩnh điện. Cụ thể, sơn sẽ dùng bột sơn tích điện (+) và súng phun vào bề mặt tích điện (-). Quá trình này sẽ tạo một liên kết vững chắc giữa bột sơn tĩnh điện với đồ vật cần sơn. 

Nguyên liệu sơn tĩnh điện bao gồm bột sơn tĩnh điện là hợp chất hữu cơ. Phần nguyên liệu này có thành phần cơ bản là bột màu, nhựa cùng các chất phụ gia. Bề mặt tích điện sẽ là các kim loại, inox, sắt, nhôm, thép hoặc có thể là gỗ, nhựa. 

Hiện nay, công nghệ sơn tĩnh điện đang được ứng dụng cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Ví dụ như ứng dụng trong hàng không, điện tử, dân dụng, công nghiệp chế tạo xe, nội thất… vì đặc tính bền màu, không bị phai màu do thời tiết hay bị oxy hóa, rỉ sét. 

2. Bảng màu sơn tĩnh điện gồm những màu gì? 

son-tinh-dien
Bảng màu sơn tĩnh điện gồm nhiều màu sắc đa dạng khác nhau

Tính đến thời điểm hiện tại, bảng mã màu sơn tĩnh điện đã có hơn 1000 màu sắc. Bảng màu phân chia thành nhiều loại khác nhau, độ bóng nhiều cấp độ nếu quan sát bằng mắt thường. Trong đó có các mã màu được sử dụng phổ biến nhất trong bảng màu sơn tĩnh điện sắt như: 

Màu Crom: Đây là loại bột cho độ phản chiếu cao nhất nhưng cái tên lại dễ gây hiểu lầm. màu này có cùng đặc điểm như crom là bạc, rất sáng bóng. Tuy nhiên, sử dụng màu crom sẽ không thực sự giống như màu mạ crom thực. 

Màu vàng Candy: Có khá nhiều màu sắc và thông thường sẽ có hiệu ứng mờ đi kèm. Để đạt được màu sắc này, cần có lớp vỏ bọc bằng chất rôm hay bạc ở bên ngoài. Hoặc cũng có thể là sử dụng kết cấu mạ crom, đánh bóng thực tế. 

Đối với những bề mặt gồ ghề, lồi lõm và sần sùi thì lớp sơn này sẽ cung cấp kết cấu vật lý. Bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy, cảm nhận dù chỉ thực hiện bằng sơn tĩnh điện. Ngoài việc bổ sung nhiều kiểu dáng độc đáo, sơn tĩnh điện còn tạo thêm một số chức năng khác như tăng độ bền, tính dẻo dai cho sản phẩm. 

3. Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong nội thất

Khi đã hiểu rõ sơn tĩnh điện là gì, có bảng màu sử dụng ra sao. Bạn chắc chắn nên biết tới các ứng dụng của sơn tĩnh điện trong lĩnh vực nội thất. Theo đó, sản phẩm nội thất nhà ở, văn phòng có nhiều thiết kế áp dụng công nghệ này. Cùng tham khảo các thông tin chia sẻ về ứng dụng của sơn tĩnh điện trong nội thất ngay sau đây. 

Nội thất văn phòng

bang-mau-son-tinh-dien
Bảng màu sơn tĩnh điện dùng trong nội thất văn phòng

Với sản phẩm nội thất văn phòng, ứng dụng sơn tĩnh điện rất phổ biến, nhất là với bàn ghế. Nếu nhắc đến bàn làm việc văn phòng thì không thể bỏ qua các mẫu bàn chân sắt sơn tĩnh điện. Đây là kiểu bàn có khung chân bền vững, chắc chắn và có bảng màu sơn tĩnh điện đa dạng. Độ bóng, sáng của sắt khi được sơn tĩnh điện kết hợp mặt gỗ tạo sự trang nhã, hiện đại. 

Chất liệu chính là sắt nên khung chân bàn có thể thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau. Ví dụ như ống sắt hộp, ống sắt trụ tròn hay ống oval tạo nên sự đa dạng phong cách. 

Ngoài bàn làm việc thì cũng có nhiều mẫu ghế văn phòng được tạo nên từ sắt sơn tĩnh điện. Như các mẫu ghế chân tĩnh, ghế chân quỳ, ghế chân xoay khung chân sắt, thép. Khi sử dụng các mẫu ghế này sẽ đảm bảo khả năng chịu lực tốt, sự bóng đẹp nhất định. Ngoài ra, trong các phòng họp lớn, sắt sơn tĩnh điện còn là chất liệu tạo điểm nhấn thu hút cho khu vực làm việc. 

Nội thất nhà ở

Bởi vì sơn tĩnh điện có thể phủ lên trên bề mặt của rất nhiều chất liệu khác nhau. Nên dòng sản phẩm nội thất nhà ở sử dụng công nghệ phun sơn này khá phổ biến. Thường phần khung hay chân nội thất sẽ làm từ kim loại phủ sơn tĩnh điện. 

Các sản phẩm như thế có độ cao chắc chắn, gọn nhẹ mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Bạn có thể thấy hiện trên thị trường có nhiều mẫu bàn trà, bàn phòng ăn, bàn học…. có phần chân được phủ sơn tĩnh điện, uốn nắn kiểu cách mềm mại, tinh tế và sang trọng. Chính vì thế, nội thất nhà ở thu hút ánh nhìn hơn, trở thành lựa chọn nhiều gia đình. 

Với các thông tin về bảng màu sơn tĩnh điện, bạn đã hiểu rõ về dòng sơn này chưa. Việc áp dụng phương pháp này trong sản xuất nội thất hiện nay là vô cùng phổ biến. Bạn có thể an tâm khi sử dụng sản phẩm sơn tĩnh điện vì không gây hại, rất an toàn. 

XEM THÊM: Tủ sắt sơn tĩnh điện có tốt không?

 

Zalo
HA NOI
HA NOI
Zalo
HCM
HCM